Bôi serum và kem dưỡng là hai bước liền kề nhau trong routine skincare hàng ngày của chị em. Tuy nhiên nhiều chị em chưa biết khi thoa hai sản phẩm này nên cách nhau một khoảng thời gian để tối ưu hóa tác dụng của từng loại. Vậy bạn có biết thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng chưa? Trong bài viết này, Usolab sẽ giải đáp thắc mắc của bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình chăm sóc da chuẩn y khoa.
Serum và kem dưỡng – Có cần phải đợi thời gian giữa hai bước không?
Chìa khóa để tối đa lợi ích của serum và kem dưỡng ẩm trên da là để cho từng sản phẩm thẩm thấu hoàn toàn vào da trước khi sử dụng sản phẩm tiếp theo. Vì vậy giữa hai bước bôi serum và kem dưỡng, bạn nên chờ trong một khoảng thời gian ngắn.
Serum là dưỡng chất có kết cấu lỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh và chứa nhiều thành phần hoạt tính có nồng độ cao. Sản phẩm này được thiết kế để thấm sâu vào da, cung dưỡng chất cho da và giải quyết một số vấn đề cụ thể như lão hóa, tăng sắc tố hay mụn trứng cá.
Ngược lại, kem dưỡng ẩm được thiết kế để cấp nước cho da và khóa ẩm. Chúng tạo ra một hàng rào bảo vệ trên bề mặt da, ngăn ngừa mất nước và bảo vệ da trước các tác nhân từ môi trường.
Nên thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng?
Hãy thoa kem dưỡng sau khi bôi serum 1 – 3 phút, đây là khoảng thời gian tốt nhất để serum thẩm thấu sâu vào làn da, phát huy công dụng tối ưu. Sau đó, bạn bôi kem dưỡng để khóa ẩm, không khiến serum bốc hơi khỏi da, mất đi những dưỡng chất cần thiết.
Serum là sản phẩm dưỡng giúp giải quyết nhiều vấn đề khác nhau cho da như thâm, nám, dưỡng trắng, dưỡng ẩm… tùy thuộc vào loại serum mà bạn sử dụng.
Tuy nhiên nhược điểm của sản phẩm này là rất dễ bay hơi trong khi kem dưỡng ẩm tuy có tác dụng chậm hơn serum nhưng có thể giữ ở trên da rất lâu.
Thành phần và kết cấu của serum và kem dưỡng tuy có nhiều khác biệt nhưng lại là cặp đôi không thể tách rời nhau. Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi dùng serum giúp làn da được cung cấp cầy đủ dưỡng chất cả ở sâu bên trong và ở trên bề mặt da.
Kem dưỡng ẩm chính là lớp màng khóa ẩm, ngăn ngừa những dưỡng chất của serum bị bay hơi và giúp chúng thẩm thấu sâu hơn vào bên trong.
Các loại serum có thời gian chờ khác nhau như thế nào
Bạn có biết hoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng? Câu trả lời là từ 1 – 3 phút, đây là khoảng thời gian tối ưu nhất khi sử dụng hai sản phẩm này.
Tuy nhiên, thời gian hấp thụ của mỗi loại serum khác nhau, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn để biết thời điểm phù hợp nhất để bôi kem dưỡng ẩm:
- Serum gốc nước (HA, B5, Niacinamide): Cần khoảng 30 giây – 1 phút để thẩm thấu hoàn toàn vào da trước khi tiếp tục bước dưỡng tiếp theo.
- Serum gốc dầu (Vitamin E, Retinol): Do kết cấu đặc và dày hơn, serum gốc dầu cần thời gian lâu hơn, cần khoảng 2 – 3 phút để thẩm thấu sâu và tránh gây bí da khi bôi lớp sản phẩm kế tiếp
- Serum treatment mạnh (AHA, BHA): Nên để thấm hoàn toàn rồi mới dưỡng. Các sản phẩm này thường chứa hoạt chất mạnh, cần thời gian từ 3-5 phút để thẩm thấu và phát huy tác dụng trước khi dùng các sản phẩm khác.
Biểu hiện của da khi serum đã sẵn sàng để bôi kem dưỡng
Ngoài việc căn thời gian để bôi kem dưỡng sau khi bôi serum, bạn có thể căn cứ vào biểu hiện của da để biết da đã sẵn sàng sử dụng sản phẩm tiếp theo hay chưa. Khi serum đã thẩm thấu hoàn toàn và da sẵn sàng để bôi kem dưỡng, bạn có thể nhận thấy một số biểu hiện rõ ràng trên da như sau:
- Khi serum đã thẩm thấu hoàn toàn, bạn sẽ thấy da khô khoáng và không nhờn dính hay trơn bóng. Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất cho bạn biết serum đã toàn thoàn thấm sâu vào lớp biểu bì và không còn đọng lại trên bề mặt da.
- Serum sau khi thấm vào da, bạn sẽ thấy da có độ căng bóng nhẹ và mềm mại hơn. Dấu hiệu này rất dễ thấy nếu bạn sử dụng sản phẩm serum chứa hyaluronic acid hoặc các thành phần cấp ẩm.
- Nếu serum đã thấm hoàn toàn vào da, bạn sẽ không cảm thấy châm chích hoặc rít trên da. Nếu bạn vẫn thấy hiện tượng này thì có thể serum chưa thấm hết hoàn toàn hoặc không tương thích với làn da của bạn.
- Với các dòng serum dưỡng sáng hoặc làm dịu, sau khi thẩm thấu sâu vào bên trong, màu da sẽ đồng đều hơn, sáng hơn hoặc bớt đỏ đi nếu da đang bị kích ứng.
- Bạn có thể chạm nhẹ lên da để kiểm tra xem serum đã thấm hoàn toàn hay chưa. Nếu nhận thấy bề mặt da khô ráo nhưng không mất đi độ ẩm thì đây là thời điểm lý tưởng để bạn sử dụng kem dưỡng ẩm.
Tại sao phải quan tâm đến thời gian giữa serum và kem dưỡng?
Nếu bạn là người quan tâm đến skincare thì chắc hẳn bạn cũng hiểu được rằng cần phải thực hiện các bước chăm sóc da đúng quy trình mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tương tự như vậy, bạn cũng nên quan tâm đến thời gian giữa các bước thoa serum và kem dưỡng để phát huy tối ưu được công dụng của hai sản phẩm này, bởi:
Da không thể hấp thụ ngay lập tức các dưỡng chất, trung bình cần từ 30 giây đến vài phút tùy loại sản phẩm và kết cấu. Thời gian chờ giúp serum thẩm thấu sâu vào da, tránh lớp sản phẩm kem dưỡng mới phủ lên làm loãng hoặc giảm hiệu quả serum.
Mỗi sản phẩm có công thức riêng, cần thời gian để phát huy tính năng. Nếu không chờ đủ, các sản phẩm có thể hòa lẫn, làm giảm hiệu quả hoặc gây kích ứng.
Làn da cần thời gian để hấp thụ dưỡng chất, nếu bôi quá nhanh nhiều lớp sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, bóng nhờn và giảm hiệu quả dưỡng da.
Lỗi phổ biến khi thoa serum rồi thoa kem dưỡng
Phần lớn chị em thường mắc một số lỗi khi thoa serum rồi thoa kem dưỡng do cách sử dụng không đúng quy trình hoặc sai kỹ thuật khiến hiệu quả của sản phẩm giảm sút, thậm chí còn gây ra các vấn đề như nổi mụn, bít tắc lỗ chân lông cho da.
Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi thoa serum
Nhiều người thoa kem dưỡng ngay sau khi thoa serum mà không chờ cho serum thẩm thấu vào da. Điều này khiến serum chưa kịp thấm sâu vào da đã bị phủ lên một lớp kem dưỡng làm giảm hiệu quả hấp thụ.
Với lỗi sai này, bạn nên đợi serum thấm vào da hoàn toàn rồi mới sử dụng kem dưỡng ẩm để khóa ẩm và giữ lại dưỡng chất từ serum.
Thoa serum trên da khô hoặc da không có độ ẩm
Serum hoạt động hiệu quả nhất khi thoa trên da còn hơi ẩm. Nếu thoa serum lên da khô, serum có thể hút ẩm từ lớp biểu bì sâu gây khô căng, rát da. Trước bước serum, bạn nên dùng toner hoặc xịt khoáng để cân bằng độ ẩm cho da.
Thoa serum và kem dưỡng ẩm sai thứ tự
Serum nên được bôi trước kem dưỡng ẩm vì serum có kết cấu nhẹ, dễ thẩm thấu sâu vào da, còn kem dưỡng có tác dụng khóa ẩm trên bề mặt da. Bôi ngược lại có thể làm giảm hiệu quả serum
Thoa serum và kem dưỡng ẩm có thành phần không tương thích
Sử dụng serum chứa các hoạt chất mạnh như retinol, vitamin C, AHA/BHA cùng lúc với kem dưỡng có thành phần dễ gây kích ứng hoặc không phù hợp có thể khiến da bị châm chích, rát hoặc nổi mụn.
Bạn nên tìm hiểu thành phần của sản phẩm trước khi sử dụng, tốt nhất nên mua sản phẩm theo bộ để tránh tình trạng này.
Thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng là thắc mắc chung của nhiều chị em khi mới bắt đầu làm quen với skincare. Da của chúng ta không thể hấp thụ ngay các dưỡng chất trong serum khi thoa lên da mà cần phải có một khoảng thời gian nhất định để thẩm thấu. Vì vậy, mọi người cần có khoảng thời gian chờ giữa hai sản phẩm này. Hy vọng những chia sẻ của Usolab sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình skincare hàng ngày cũng như thời điểm tốt nhất để thoa kem dưỡng sau khi thoa serum.